Kỹ năng lắng nghe hiệu quả trong giao tiếp bạn cần biết
Tóm lại, giao tiếp không chỉ đơn giản là biết cách nói. Giao tiếp tốt đòi hỏi rất nhiều kỹ năng nhưng 2 kỹ năng quan trọng bậc nhất để truyền thông hiệu quả là kỹ năng: nói và lắng nghe.
Trong những khảo sát gần đây xoay quanh vấn đề giao tiếp cho thấy phần đông mọi người thích nói hơn nghe, trong đó người thật sự biết nghe lại càng ít. Và vấn đề ở đây là “thích nói không thích nghe ”một nhược điểm nhân tính của con người“. Con người vốn có bản chất tâm lý rất kỳ lạ, thích làm người thông minh nhưng không thích làm bạn với người thông minh, họ thích tiếp cận với những người biết quan tâm, gần gũi, thân thiết nhưng lại không biết cách tạo ra chúng trong cuộc sống thường ngày từ những thứ đơn giản nhất là biết lắng nghe người khác. Chính vì thế mà biết lắng nghe là điều rất quan trọng trong giao tiếp cũng như là cuộc sống thường ngày.
Nếu bạn dành thời gian để nghe những gì người khác nói gì, đặc biệt là từ phía ngừời thân, bạn bè, đồng nghiệp, cấp trên, nhân viên và khách hàng,… thông tin phản hồi mà bạn nhận được sẽ là vô giá. Bạn sẽ xây dựng sự trung thành cho thương hiệu của mình.
Để có một kỹ năng lắng nghe hiệu quả bạn cần rèn luyện các bước sau đây:
Điều chỉnh ngôn ngữ cơ thể của bạn: Ngôn ngữ cơ thể của bạn cho thấy sự quan tâm hoặc không quan tâm với câu chuyện của người khác. Khi tích cực lắng nghe một ai đó, hãy cúi nhẹ về phía trước và nhìn thẳng vào mắt họ. Một nụ cười thân thiện và cái gật đầu thường xuyên sẽ cho thấy bạn đang quan tâm và tham gia cùng với họ.
Trong tình huống mà bạn cảm thấy không thoải mái, như trong một sự kiện kết nối, bạn có thể có xu hướng bắt chéo tay, đặt tay vào túi quần hoặc một vài hành động thể hiện sự lo lắng. Các rào cản nhỏ này có thể sẽ không khuyến khích người khác tiếp cận bạn.
Tập trung vào đối tượng giao tiếp: Nếu bạn đang ở trong một khu vực đông đúc, hãy tập trung hơn vào người mà bạn đang giao tiếp và ít hơn vào những gì đang xảy ra xung quanh bạn. Tương tự như vậy, trong khi nghe điện thoại, hãy quay lưng lại với máy tính để tránh phân tâm và cho đối tác, người bạn đang nói chuyện thấy đầy đủ sự quan tâm của bạn. Khi bạn đang bị phân tâm bởi công nghệ, điều đó sẽ làm cho người khác cảm thấy họ không quan trọng với bạn.
Hiểu và nắm rõ thông điệp của quá trình giao tiếp: Nhiều cuộc giao tiếp diễn ra trong bối cảnh ông nói gà, bà nói vịt vì không hiểu được thông điệp của giao tiếp. Để hiểu được thông điệp của người gửi, yêu cầu người nghe phải xác định lại thông điệp bằng cách trình bày lại nội dung của người nói theo cách hiểu của mình hoặc bằng cách đặt câu hỏi để xác nhận như: Tôi hiểu như thế này có đúng không? Hoặc ý anh là thế này…?
Kỹ năng đặt câu hỏi: Bốn từ mạnh mẽ nhất trong một cuộc trò chuyện: “Hãy nói cho tôi”. Mọi người sẽ trở lên hào hứng khi bạn hỏi họ những câu hỏi thích hợp và lắng nghe chăm chú những phản ứng của họ. Nếu bạn chú ý quan tâm tích cực đến cuộc sống của những người khác, họ sẽ quý mến bạn.
Những câu hỏi mở sẽ mang lại các cơ hội tốt nhất cho mọi người hiểu ý tưởng của nhau trong một chủ đề nhất định và sẽ tiếp tục làm cho cuộc trò chuyện thông suốt. Nếu bạn không hiểu được bất kỳ điểm nào mà người khác đang cố gắng diễn đạt, hãy yêu cầu họ làm rõ hoặc đưa ra ví dụ cụ thể.
Tóm lại, giao tiếp không chỉ đơn giản là biết cách nói. Giao tiếp tốt đòi hỏi rất nhiều kỹ năng nhưng 2 kỹ năng quan trọng bậc nhất để truyền thông hiệu quả là kỹ năng: nói và lắng nghe. Lắng nghe và biết cách lắng nghe sẽ giúp bạn có thêm lợi thế và giành thêm thiện cảm của đồng nghiệp, cấp trên, khách hàng…Hơn nữa, biết lắng nghe – điều này có vẻ đơn giản nhưng không phải ai cũng có thể làm được vì vậy mỗi người trong chúng ta phải rèn luyện cho mình cách lắng nghe người khác, lắng nghe người khác cũng là một cách để nâng cao giá trị của mình. Người ta thường nói” Nói là bạc, im lặng là vàng”, theo tôi nên đổi lại thành “ Nói là bạc, lắng nghe là vàng” thì hay hơn!
Leave a Reply