Khi nhân viên cần lời khuyên, lãnh đạo cần làm gì?

Nhân viên của bạn chắc chắn sẽ nghe theo những lời khuyên này của bạn và tự tìm cách khắc phục nhược điểm của mình.

Bạn được nhân viên yêu quý và tin tưởng, họ thường chia sẻ những vấn đề họ gặp phải với bạn. Một hôm, một nhân viên than phiền rằng cậu ta bị mất phương hướng trong công việc và thói quen trì hoãn gần như đã ăn sâu vào cậu ta. Cậu ta muốn có được lời khuyên của bạn. Là , bạn sẽ khuyên người đó như thế nào?
Trước hết, khuyên cậu ta bắt đầu với một công việc đơn giản và gợi nhiều hứng thú nhất. Sau đó, soạn một bản danh sách các câu hỏi cơ bản cũng như những câu hỏi nhỏ liên quan đến công việc. Hãy trả lời những câu hỏi này và lưu lại bản danh sách để tiện đánh giá diễn tiến “bệnh” qua quá trình làm việc.

Câu hỏi thứ nhất: Bạn muốn làm gì?


* Đâu là mục tiêu cuối cùng, và kết quả thu được sẽ là gì? Với câu hỏi này, nhân viên sẽ dễ dàng xác định được mục tiêu, tránh mất phương hướng trong quá trình làm việc.

* Phải tiến hành những bước cơ bản nào để đạt được mục đích đề ra? Khi trả lời, nhân viên đó không cần đi sâu vào chi tiết mà suy nghĩ một cách sâu rộng và bao quát mọi vấn đề.

* Hỏi nhân viên xem cậu ta đã làm được những gì rồi? Nhắc nhở cậu ta rằng, hành trình dài nhất luôn được bắt đầu từ những bước chân nhỏ đầu tiên, bởi vậy những gì cậu ta đã làm được, kể cả việc chỉ suy nghĩ qua vấn đề thôi, cũng đóng một vai trò rất quan trọng cho cả giai đoạn sau này. Nhận thức bản thân là một phần quan trọng không thể thiếu của cả quá trình làm việc.

Câu hỏi thứ hai: Tại sao bạn lại muốn làm công việc này?

* Đâu là động cơ lớn nhất? Động cơ có hai loại: có thể tốt hoặc chưa tốt. Nếu như câu trả lời cậu ta đưa ra nghe có vẻ hơi tiêu cực, thì khuyên cậu ta đừng nên quá lo lắng, bởi như vậy là cậu ta đang tỏ ra thành thật và đó là một sự khởi đầu tốt đẹp. Tuy nhiên, nếu thật sự động cơ làm việc của cậu ta mang tính tiêu cực, hãy xác định và cân nhắc lại để có câu trả lời tích cực hơn.

* Hỏi cậu ta nếu hoàn thành tốt công việc, cậu ta sẽ gặt hái được những những kết quả tốt đẹp nào? Trả lời câu hỏi này xong, người đó sẽ nhận ra vô số lợi ích có thể gặt hái được. Điều này giúp cậu ta mạnh dạn hơn và dám ước mơ cao hơn nữa.

Câu hỏi thứ ba: Bạn sẽ phải đối mặt với những gì?

* Nhận thức được những gì mình đang có trong tay, “biết mình biết ta” là một cách suy nghĩ thực tế cậu ta nên có.

* Hỏi cậu ta xem, ngoài bản thân mình ra, cậu ta sẽ có những điều kiện gì để hỗ trợ mình hoàn thành công việc? Sự giúp đỡ không chỉ mang tính vật chất (như tiền bạc, thiết bị làm việc…) mà bao gồm cả yếu tố tài nguyên, thời gian, cũng như các nhân tố như sự góp mặt của đội ngũ chuyên gia, nhân tài và thái độ, quan điểm hợp tác của họ)…

* Hỏi cậu ta điều gì sẽ xảy ra nếu như cậu ta không đạt được tiến bộ nào trong cả quá trình làm việc? Sẽ xảy ra rất nhiều kết cục tai hại. Đặt câu hỏi như vậy, cậu ta sẽ nhận ra hậu quả có thể gặp phải và biết phải cố gắng như thế nào.

Câu hỏi thứ tư: Lên kế hoạch, danh sách nội dung chi tiết như thế nào?

* Trước hết hãy xác định đâu là những bước cơ bản và thực tế nhất. Công việc nào cũng sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu được cậu ta biết cách chia nhỏ công việc thành các bước cơ bản. Từ “bộ khung” hữu ích này, cậu ta có thể bắt đầu bằng những việc nhỏ và đơn giản nhất, điều này sẽ khiến cậu ta hào hứng hơn. Sau đó, cho bổ sung thêm các chi tiết và nâng dần mức độ khó khăn sau mỗi giai đoạn nhỏ mà cậu ta đã hoàn thành.

* Mỗi công việc như thế thì sẽ tốn của bạn bao nhiêu thời gian? Lập nên một thời gian biểu chặt chẽ sẽ giúp cậu ta theo dõi được tiến độ làm việc của mình, biết cách nghỉ ngơi đúng lúc trong suốt quá trình làm việc

* Hỏi xem cậu ta có thể dành khoảng thời gian nào trong ngày hoặc trong tuần cho công việc này? Xem xét những khoảng thời gian phù hợp sẽ giúp cậu ta tạo dựng được một thói quen làm việc mới, một môi trường làm việc tốt và tránh đi những phân tán không có lợi. Cậu ta sẽ dễ dàng hoàn thành công việc nếu như nếu không có sự phân tán nào gây rắc rối.

* Khuyên cậu ta biết dừng chân và nhìn lại diễn tiến công việc. Bảo cậu ta thử làm một phép so sánh: sau mỗi giai đoạn cậu ta đã thu được những gì? Ngược lại, cậu ta cũng đã phải từ bỏ những gì để đạt được mục tiêu trên từng chặng đường.

* Nói với cậu ta rằng những thất bại hoặc bước khởi đầu không tốt đẹp lại là những bài học quý giá. Sai lầm nhiều khi còn quan trọng hơn cả thành công và làm cho từ “kinh nghiệm” trở nên ý nghĩa hơn, gạt bỏ những ý định trì hoãn hoặc bỏ việc ngay từ đầu

* Bảo rằng cậu ta có quyền bực tức khi mọi chuyện xảy ra không đúng như mong muốn. Hãy thừa nhận sự thực và đối mặt với khó khăn, nhưng đồng thời phải lên kế hoạch giải những khó khăn đó. Khoanh tay đứng ngoài vòng khó khăn sẽ khiến cậu ta càng thêm nản chí mà thôi.

Nhân viên của bạn chắc chắn sẽ nghe theo những lời khuyên này của bạn và tự tìm cách khắc phục nhược điểm của mình.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *